“글쎄요…” – Cách khéo léo thể hiện lập trường?

Có một bạn trai học lớp 10 đem lòng “mến” một bạn nữ lớp bên cạnh. Cậu ta bèn mang hoa đến tặng và “ngỏ lời” rủ bạn gái kia đi chơi với mình vào dịp cuối tuần. Nhưng cô bạn gái khi nhận hoa và nghe lời đề nghị chỉ đỏ mặt nói “글쎄요…” rồi chạy đi mất. Cậu bạn kia cứ phân vân mãi, không biết cô bạn nói thế là 예 (có) hay 아니오 (không đồng ý). Cuối tuần, cậu buồn bã, ủ rũ ở nhà vì nghĩ kế hoạch của mình đã thất bại. Nhưng ngạc nhiên thay, vào sáng đầu tuần khi gặp cô bạn “thầm thương trộm nhớ” thì cậu lại nhận được ánh mắt giận dữ, trách móc. Mãi về sau, cậu bạn mới hiểu ra cái “tội” của mình là đã không hiểu được câu trả lời “글쎄요…” của bạn gái kia là “có” và để cho cô bạn nghĩ là mình bị “leo cây”. Thế là cả “kế hoạch” của câu bạn kia đã thất bại chỉ vì một câu nói “글쎄요…” !!!

- Khai giảng lớp học tiếng Hàn sơ cấp 3 tháng 1.http://tienghancoban.edu.vn/khai-giang-lop-hoc-tieng-han-so-cap-3-thang-1.html.
Thực ra, “글쎄요…” là một cách trả lời mơ hồ, không được rõ ràng, minh bạch như “예/네”(Có) hay “아니오” (Không). Khi phải trả lời một câu hỏi mà bản thân chưa chắc chắn hoặc khi đang nói chuyện mà cần phải dừng lại một chút để suy nghĩ, ta thấy người Hàn Quốc hay dùng biểu hiện “글쎄요…”. Nếu chuyển sang tiếng Anh, biểu hiện này tương đương với từ “well…”. Nhưng nếu trên các đài phát thanh tiếng Anh như CNN ta vẫn thấy các phát thanh viên sử dụng từ “well…” một cách tự nhiên để chuyển tiếp, nhấn nhá trong lời nói, còn trên truyền hình Hàn Quốc ta sẽ rất hiếm khi được nghe thấy biểu hiện “글쎄요…”.


“글쎄요…” thường được dùng trong đời sống hàng ngày, như trường hợp sau:


손님: 여기 와인리스트가 있습니까?
Khách hàng: Ở đây có menu rượu không?


식당직원: 네, 여기 있습니다.
Nhân viên nhà hàng: Vâng, có đây ạ.


손님: 괜찮은 와인은 뭐가 있습니까?
Khách hàng: Có loại rượu nào ngon không?


식당직원: 글쎄요. 갤리포니 아와인은 어떠십니까?
Nhân viên nhà hàng: Để tôi xem… Loại rượu California thì thế nào ạ?


Trong trường hợp này, 글쎄요 tương đương với biểu hiện “Let me see..” trong tiếng Anh và có tác dụng “kéo dài thêm thời gian suy nghĩ” và thông báo người nói sẽ trình bày về ý kiến của mình ngay sau đó. Tương tự, những người thuộc khu vực sử dụng tiếng Anh hay dùng biểu hiện “I mean…” với nghĩa “내가 뜻하는 말은” (Ý tôi muốn nói là…). Khi chuyển sang văn nói, biểu hiện này có thể dùng là “그러니까…” hoặc “내 말은…”. Những biểu hiện này cũng rất ít gặp trong văn viết và trên các phương tiện truyền thông trong xã hội Hàn Quốc.


Cũng giống như người Việt Nam chọn cách nói vòng, nói tránh, trong những trường hợp tế nhị hoặc khó xử mà chưa xác định rõ được câu trả lời, người Hàn Quốc sẽ chọn giải pháp an toàn là 글쎄요. Thói quen này thực chất có nguồn gốc sâu xa từ xã hội chịu ảnh hưởng lâu dài của đạo Khổng – xã hội đề cao các phép tắc, lễ nghĩa; luôn hạn chế “bản ngã”, tức “cái tôi” của con người và có xu hướng dung hòa nó với tập thể, cộng đồng. Điều này khác hắn với cách tư duy logic của phương Tây, các cá thể trong xã hội phương Tây từ nhỏ đã được học cách đối diện với hiện thực và chịu trách nhiệm với câu trả lời “Yes” và “No”.


Trong thời đại công nghệ phát triển, thói quen 글쎄요 đôi khi sẽ không còn là “công cụ an toàn” nữa. Rất nhiều thí sinh khi phỏng vấn vào các tập đoàn lớn, tuy có bằng đỏ, trình độ cao nhưng chỉ vì cách trả lời “ậm ừ” 글쎄요 mà không trúng tuyển. Trong kinh doanh cũng như các lĩnh vực xã hội khác, thói quen, cách hành xử văn hóa sẽ phản ánh một phần nào đó tính cách, phẩm chất của một cá nhân. Không có công ty hay tổ chức nào muốn đón nhận những thành viên thiếu tính quyết đoán và không có chính kiến của riêng mình.

- Lớp học tiếng Hàn tại Hà Nội.http://tienghancoban.edu.vn/lich-khai-giang-lop-tieng-han/.
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều trường hợp đòi hỏi chúng ta phải trả lời một cách rõ ràng, chính xác. Một câu 글쎄요 hờ hững theo kiểu “thế nào cũng được” đôi khi sẽ khiến đối phương tổn thương hoặc gây ra những hiểu lầm nghiêm trọng. Cách đây khoảng vài năm, cả cộng đồng mạng Hàn Quốc xôn xao về câu chuyện của một cô gái bị thiệt mạng vì thiếu dinh dưỡng trầm trọng do giảm cân thái quá. Tất cả cũng chỉ vì khi cô hỏi những người bạn thân xung quanh “살이 좀 빠졌어?” (Trông tớ đã gầy đi chút nào chưa?) thì nhận được câu trả lời: “글쎄, 그런 것도 같고” (글쎄, hình như là vậy). Nếu như bạn bè của cô gái kia chỉ cần trả lời “그래, 맞아” (Ừ, đúng thế) thì sự việc sẽ rẽ theo một kết cục khác tốt đẹp hơn. Theo điều tra của một nhà ngôn ngữ học Hàn Quốc, những người có thói quen trả lời 글쎄요 thường là người nhút nhát, dè dặt và rất ít có bạn thân. Bởi không ai có thể đủ tin tưởng, chia sẻ và chờ đợi những lời khuyên chân tình với một người không bao giờ dám thể hiện rõ ràng quan điểm, chính kiến của bản thân.


Tuy nhiên, câu 글쎄요 nếu biết dùng đúng lúc, đúng cách nhiều khi sẽ giải quyết công việc tốt hơn là 예 hoặc 아니오. Có những trường hợp gặp câu hỏi khó, chưa thể khẳng định 예 hoặc phủ định 아니오 ta có thể trả lời như sau: “글쎄요. 당장은 대답하기 어렵습니다. 좀 더 충분히 생각을 해보고 정확한 말씀드려야 할 것 같습니다” (글쎄요. Rất khó để tôi đưa ra được câu trả lời ngay lúc này. Tôi nghĩ cần phải suy nghĩ đầy đủ hơn trước khi đưa ra câu trả lời chính xác). Như thế, 글쎄요 không còn là một biểu hiện mơ hồ, mà sẽ càng nhấn mạnh thêm tinh thần trách nhiệm và tính trung thực, thẳng thắn của người nói. Tất nhiên, thế mạnh của nó chỉ phát huy đầy đủ khi người nói thực hiện đúng như lời hứa kèm theo.
- Nguồn tham khảo : http://tienghancoban.edu.vn
- Mọi thông tin chi tiết mời các bạn liên hệ:
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Địa chỉ: Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: nhatngusofl@gmail.com
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét