Văn hóa cảm ơn của người Hàn Quốc.

“감사하다”, “고맙다” Và Văn Hóa Cảm Ơn của người Hàn Quốc

- Hướng dẫn tìm lớp học tiếng Hàn tại Hà Nội phù hợp nhất.http://lophoctienghan.edu.vn/huong-dan-cach-tim-lop-hoc-tieng-han-tai-ha-noi-phu-hop-nhat-voi-ban.html.
Trong tiếng Hàn có hai từ đều mang nghĩa “cảm ơn” là “감사하다” và “고맙다”. Vậy ta phải phân biệt và sử dụng hai từ này thế nào cho phù hợp và tự nhiên theo đúng “chất Hàn”?
Thông thường, để phân biệt giữa “감사하다” và “고맙다” chúng ta thường lấy tiêu chí “고맙다” là từ thuần Hàn còn “감사하다” là từ Hán Hàn (感謝 ~ cảm tạ). Cũng giống như trong tiếng Việt, các từ Hán Việt hay Hán Hàn thường được dùng trong những trường hợp trang trọng, mang tính nghi thức, các từ thuần Việt hay thuần Hàn lại thường được dùng trong ngữ cảnh thân mật, khiến lời nói trở nên tự nhiên, gần gũi hơn. Với người Việt Nam, “cảm tạ” tuy vẫn được hiểu với nghĩa “cảm ơn” nhưng từ này có chăng chỉ xuất hiện thưa thớt trên sách vở và hầu như không được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Trái lại, ở Hàn Quốc, tuy có một số nhà ngôn ngữ mang từ tưởng “bài Trung” phản đối việc lạm dụng và sử dụng từ “감사하다”, nhưng như chúng ta thấy, hai từ này vẫn được dùng phổ biến đồng đều như nhau trong cuộc sống hàng ngày của người Hàn Quốc.
Xét về từ loại, từ điển Naver thừa nhận “감사하다” mang chức năng của cả tính từ và động từ, “고맙다” là tính từ. Tuy nhiên, ta có thể nói “고마운 나의 조국”, “고마운 우리 선생님”, nhưng không thể nói “감사한 나의 조국”. Hiện tượng này cho thấy, “감사하다” thiên về chức năng của động từ, nó có thể làm vị ngữ đứng cuối câu nhưng lại không làm nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ phía trước.

- Lớp học tiếng Hàn tại Hà Nội.http://lophoctienghan.edu.vn/lop-tieng-han-tai-ha-noi/.
“감사하다” và “고맙다” cũng có những quy ước cho đối tượng sử dụng. Theo nhận thức thông thường, với người lớn tuổi hoặc có chức vị cao hơn bao giờ ta cũng phải dùng “감사하다” . Ngược lại, trong trường hợp sau đây:


딸이 그런 말을 꺼내자 부모는 오직 고마워서 눈물을 흘릴 뿐이었다
Nghe con gái nói thế, bố mẹ chỉ biết cảm ơn đến chảy nước mắt


Nếu bố mẹ dùng “감사하다” với con gái thì lời nói sẽ trở nên gượng ép, thiếu tự nhiên. Với những mối quan hệ gần gũi như trong gia đình, bạn bè, người thân xung quanh ta có thể sử dụng “고맙다” để tạo bầu không khí thân tình, ấm áp. Còn tại công ty, các cơ quan nhà nước, địa điểm công cộng – những nơi đòi hỏi những nghi lễ lịch sự mang tính chất xã hội thì nên dùng “감사하다”. Những “quy ước ngôn ngữ”này không được ghi trong sách vở mà được hình thành và luyện tập một cách tự nhiên trong suốt quá trình trưởng thành, tiếp xúc với cộng đồng của một cá nhân. Cùng là lời nói cảm ơn, cùng biểu lộ tấm lòng cảm ơn của chủ thế nhưng tuy theo ngữ cảnh, tùy theo cách nói, cách nghe mà ta có thể đoán biết được tính chất các mối quan hệ, mức độ gắn bó, thân thiết của các đối tượng giao tiếp.


Với những người học tiếng Hàn, việc tìm hiểu bản chất và vận dụng nhuần nhuyễn hai từ này sẽ giúp chúng ta mở rộng quan hệ và tiếp cận nhanh chóng hơn vào xã hội Hàn Quốc. Đã có bao giờ chúng ta tự hỏi, tại một đất nước công nghiệp luôn “mang tiếng” là thực dụng và “sống nhanh” nhưng con người ta lại có thời gian để bày tỏ thái độ, tình cảm của mình qua hai tiếng “감사하다” và “고맙다”. Còn tại Việt Nam, ai cũng thấy “ngài ngại” khi thốt ra những tiếng “cảm ơn” hay “xin lỗi” bởi cho đó là sự khách khí hay giả tạo. Chúng ta không muốn hay chưa biết cách nói “cảm ơn”?
- Nguồn tham khảo : http://lophoctienghan.edu.vn
- Mọi thông tin chi tiết mời các bạn liên hệ:
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Địa chỉ: Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: nhatngusofl@gmail.com
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét