Ngữ pháp tiếng Hàn cơ bản dành cho người mới học(p4)

Trong chuyên mục ngữ pháp tiếng Hàn kì này, học tiếng Hàn Sofl sẽ giới thiệu với các bạn bài học “Ngữ pháp tiếng Hàn cơ bản dành cho người mới học(p4)”

- 6 món bánh Hàn Quốc trứ danh.http://hoctienghanquoc.org/tin-tuc/Goc-Han-Quoc/6-mon-banh-Han-Quoc-tru-danh-357/.
33. Bất quy tắc ‘-ㅂ’


Một vài động từ có gốc kết thúc bằng phụ âm ‘-ㅂ’ thuộc dạng bất quy tắc này. Khi gốc động từ, tính từ kết thúc bằng ‘-ㅂ’ và theo sau nó là một nguyên âm thì ta lược bỏ ‘-ㅂ’ đi, thêm ‘우’ vào gốc động từ đó. Khi kết hợp gốc động từ đã được biến đổi như trên với đuôi ‘아/어/여’ , ‘아/어/여서’ hoặc ‘ 아/어/여요’ ta luôn kết hợp theo trường hợp ‘-어’ , ‘어서’ , ‘어요’ ngoại trừ một số động từ như ‘돕다’ và ‘곱다’.
Khi gốc động từ có ‘-ㅂ’ mà theo sau nó là một phụ âm thì giữ nguyên không biến đổi.
즐겁다 (vui) 즐거우 + 어요 -> 즐거우어요 -> 즐거워요
(dạng rút gọn)
반갑다 (vui vẻ) 반가우 + 어요 -> 반가우어요 -> 반가워요.
춥다 (lạnh) 추우 + 었어요 -> 추우었어요 -> 추웠어요.
어렵다 (khó) 어려우 + ㄹ거예요 -> 어려울 거예요.
덥다 (nóng) 더우 + 어 보여요 -> 더우어 보여요 -> 더워 보여요.
돕다 (giúp đỡ) 도우 + 아요 -> 도우아요 -> 도와요.
곱다 (đẹp, tốt, mịn, ân cần) 고우 + 아요 -> 고우아요 -> 고와요.
34. Đuôi từ kết thúc câu ‘ -(으)ㄹ까요?’


Đuôi từ ‘-(으)ㄹ까요?’ được sử dụng để điễn tả ý câu hỏi ý kiến người khác, về hành động sẽ thực hiện. Trong trường hợp này, chủ ngữ trong câu luôn luôn là ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều.
Ví dụ:
우리 거기에서 만날까요? Chúng ta gặp nhau ở đó nhé?
무엇을 할까요? Tôi sẽ làm gì đây?
늦었으니까 비행기로 갈까요? Vì chúng ta trễ rồi nên chúng ta sẽ đi bằng máy bay nhé?
Khi được dùng với tính từ hoặc với ‘있다(có, [theo nghĩa tồn tại])’ hoặc ‘이다(là)’, thì chủ ngữ trong câu là ngôi thứ 3, lúc này nó diễn tả một thắc mắc, hoài nghi về 1 việc nào đó.
Ví dụ:
한국어가 가 재미있을까요? Tiếng Hàn có thú vị không nhỉ?
이게 더 나을까요? Cái này có khá hơn không nhỉ?
도서관이 저기에 있을까요? Đằng kia có cái thư viện nào không nhỉ?
(Nghĩa là “Bạn nghĩ đằng kia có cái thư viện nào không?”)
35. Đuôi từ kết thúc câu dạng đề nghị lịch sự ‘-(으)ㅂ시다’ :


Đuôi từ này dùng để nói khi đề nghị ai cùng làm 1 việc nào đó với mình. Đuôi từ này không dùng được với ‘이다’ và tính từ.
Ví dụ:
빨리 갑시다. Chúng ta đi nhanh lên nào.
한국어를 공부합시다. Chúng ta cùng học tiếng Hàn nhé.
여기에 있읍시다. Hãy cùng ở đây đi.
기차로 갑시다. Mình đi bằng tàu hỏa đi.
이번 주말에 만납시다. Cuối tuần này gặp nhau nha.
‘- 읍시다.’ được dùng sau gốc động từ có patchim ở âm kết thúc.
먹(다) + -읍시다 –> 먹읍시다.
‘- ㅂ시다.’ được dùng sau gốc động từ không có patchim ở âm kết thúc.
가(다) + ㅂ 시다 –> 갑시다.
Cách nói ngang hàng (반말) của đuôi từ này là ‘-자’ hoặc ‘-아/어/여’.

- Góc Hàn Quốc.http://hoctienghanquoc.org/tin-tuc/Goc-Han-Quoc/#.VutdaNJ97Dc.
Ví dụ:
빨리 가자. Đi nhanh nào.
한국어를 공부하자. Học tiếng Hàn chung nha.
여기에 있자. Bọn mình ở đây đi.
기차로 가자. Mình đi bằng tàu hỏa đi.
이번 주말에 만나자. Cuối tuần này gặp nhé.
36. Đuôi từ liên kết câu ‘-(으)러’: để….


Đuôi từ liên kết ‘-(으)러’ được dùng với động từ ‘가다’(đi), ‘오다’(đến) hoặc những động từ di chuyển như ‘다니다’ ở mệnh đề sau để diễn đạt ý ” đi (đến đâu đó) để….” .
Ví dụ:
저는 어제 책을 사러 서점에 갔어요. Hôm qua, tôi đã đến hiệu sách để mua sách.
(저는) 공원에 운동하러 왔어요. Tôi ra công viên (để) tập thể dục.
수영하러 갈까요? Chúng ta đi bơi nhé?
탐이 놀러 올 거예요. Tom sẽ đến chơi.
‘-러’ được dùng sau gốc động từ không có patchim hoặc patchim ‘ㄹ’. Còn ‘-으러’ được dùng với động từ có patchim ngoại trừ patchim ‘ㄹ’.
Khi kết hợp với thì hoặc phủ định thì phải kết hợp với 가다 hoặc 오다, không các dạng thì và phủ định kết hợp với ‘-(으)러’.
Ví dụ:
안나씨는 책을 사러 갔어요 Anna đã đi mua quyển sách.
안나씨는 밥을 먹으러 가지 않았어요. Anna đã không đi ăn cơm.
37. Đuôi từ kết thúc câu ‘-(으)ㄹ게요’: Tôi sẽ –


Dạng này được dùng khi người nói thể hiện 1 kế hoạch hoặc một lời hứa nào đó. Nó được dùng với động từ hành động và 있다, không dùng với tính từ.
제가 할게요. Tôi sẽ làm.
거기에서 기다릴게요. Tôi sẽ chờ đàng kia.
내일 갈게요. Tôi sẽ đi vào ngày mai.
제가 도와 드릴게요. Tôi sẽ giúp bạn.
- Nguồn tham khảo : http://hoctienghanquoc.org
- Mọi thông tin chi tiết mời các bạn liên hệ:
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Địa chỉ: Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: nhatngusofl@gmail.com
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét