Luyện tập lại kính ngữ tiếng hàn

Kì thi Topik 2017, hàn ngữ SOFL sẽ hướng dẫn bạn ôn tập về Kính Ngữ trong tiếng Hàn, Chúng ta cùng ôn tập lại những dạng kính ngữ biểu hiện ở đuôi kết thúc câu và những từ vựng kính ngữ hay gặp nhất nhé.


Bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình học tiếng hàn trực tuyến học tiếng hàn trực tuyến tại đây.
Trong tiếng Hàn kính ngữ được dùng để thể hiện sự kính trọng với người trên, các đối tượng xã hội hoặc các trường hợp trang trọng khác. Đối với tiếng Việt khi ta sử dụng kinh ngữ thì cần tuân thủ đảm bảo đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ trong câu,kính ngữ được thể hiện qua các đại từ nhân xưng, ở cuối câu như "ạ" ở đầu câu"Thưa, kính thưa". Ngược lại trong tiếng Hàn kính ngữ được chia theo nhiều cách phức tạp đòi hỏi người dùng phải phán đoán đối tượng, ngữ cảnh, mục đích giao tiếp mà sử dụng cho đúng.

Kính ngữ trong tiếng hàn chia làm 3 dạng cơ bản là: 

    1. Kính ngữ với chủ thể
    2. Kính ngữ với người nghe
    3. Kính ngữ trong từ loại


Sau đây, cũng nhau tìm hiểu 3 dạng kính ngữ trên.


=>>>>> Bạn có thể tham khảo thêm Học tiếng hàn online tại đây.

1.Kính ngữ với chủ thể là phương thức thể hiện sự tôn kính với đối tượng đang được nói tới:

Ví dụ:
사장님, 앉으십시오!
Xin mời giám đốc ngồi!

할머니, TV를 보십니까?
Bà ơi, bà đang xem ti vi phải không ạ?

Qua hai ví dụ trên, để thể hiện sự tôn trọng với đối tượng đang được nói tới thì người nói chỉ cần thêm vị tố “(으) 시” vào sau động từ.
동사 + (으)시 (Trường hợp động từ kết thúc là 받침- phụ âm)
동사 (Động từ) + 시 (Trường hợp động từ kết thúc là một nguyên tâm)

Vừa rồi là những công thức cơ bản nhất sử dụng kính ngữ trong tiếng hàn, tuy nhiên trong trường hợp nói tới người thứ 3, mà đối tượng nói tới có địa vị, vai về thấp hơn người nghe thì không dùng kính ngữ.
Ví dụ 1     : 
할머니, 어머니가 집에 왔습니다.
Bà ơi, mẹ cháu đã về nhà rồi.

Hoặc là trong hội nghị hay viết báo, công văn, để có thể đảm bảo tính khách quan, người nói cũng không dùng kính ngữ và thể chung.

Ví dụ 2:
김유신 장군은 삼국을 통일했습니다.

2. Kính ngữ với người nghe được biểu đạt qua kết thúc câu:

Khi giao tiếp tùy theo vai về mà người nói sẽ lựa chọn các đuôi kết thúc câu cho phùn hợp. Dạng kính ngũ này có 2 loại: Thể quy cách (격식체) và Thể ngoài quy cách (외격식체)..
Thể quy cách lại bao gồm thế thấp (하대형) , thể trung (중립형), thể cao (존대형), tuy nhiên khi giao tiếp đàm thoại tiếng hàn sẽ sử dụng cả hai loại thể không quy cách và thể quy cách mà không có sự phân biệt rõ ràng.Người nói phải tùy biến cho phù hợp theo ngữ cảnh để lựa chon kết thúc câu thích hợp nhất.
Dưới đây, là bảng hệ thống các đuôi câu được tổng hợp từ cuốn Ngữ pháp tiếng Hàn của Hoàng Long - Nguyễn Huân và Ngữ pháp cơ bản tiếng Hàn của Bạch Thủy - Thúy Liễu.

3. Kính ngữ với từ loại

Khi sử dụng kính ngữ trong tiếng Hàn ta không phải chỉ biến đổi động từ đuôi câu mà còn phải thay đổi các từ loại để phù hợp với toàn thể câu kình ngữ.

Sau đây là bảng các từ loại kính ngữ tiêu biểu trong tiếng hàn :

Với đại từ nhân xưng còn có cách thể hiện sự kính trọng đó là phép "khiêm nhượng " (겸양법), cách nói này nghía là tự hạ thấp bản thân để thể hiện sự tôn trọng với người nghe. Khi sử dụng phép này thì đại từ nhân xưng ngôi thứ 1 “나” (tôi) được chuyển thành “저”, đại từ nhân xưng ngôi thứ 1 số nhiều “우리” (chúng tôi) được chuyển thành “저희”. Ví dụ ,:

선생님, 저희 집에 한번 놀러오세요!
Mời cô giáo đến nhà chúng em chơi!


Tướng quân Kim Yoo Sin đã thống nhất ba nước.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét