“Tôi sẽ ăn ngon”, “Tôi đã ăn rất ngon” trong tiếng Hàn Quốc

Ở Việt Nam, trước khi ăn cơm thường có câu mời bố mẹ, anh chị… ăn cơm, thì ở Hàn Quốc cũng vậy, cũng có những câu mời trước khi ăn cơm. Nhưng người Hàn Quốc có những cách mời khác chúng ta. “Tôi sẽ ăn ngon” và ” Tôi đã ăn rất ngon” là những câu nói trước và sau bữa ăn người Hàn Quốc thường dùng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

- Cùng học tiếng Hàn Quốc.http://hoctienghanquoc.org/tin-tuc/Goc-Chia-Se/cung-hoc-tieng-han-quoc-166/.
Khi đời sống ngày càng phát triển con người ta không chỉ dừng lại ở việc “ăn no mặc ấm” mà phải là “ăn ngon mặc đẹp”. Nhắc đến Hàn Quốc – đất nước gắn liền với hình ảnh hiện đại, phát triển thì những tiêu chuẩn ăn mặc có lẽ lại càng cao cấp, tinh tế hơn. Tuy nhiên, quan niệm về một bữa ăn ngon của con người hiện đại là gì? Cao lương mĩ vị, thức ăn đắt tiền có làm nên một bữa ăn hoàn hảo hay nó còn phải là sự kết hợp của những yếu tố xung quanh như bầu không khí, tâm trạng, thái độ của những người có mặt? Đặc biệt, mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa dù ít hay nhiều cũng đều có những nghi lễ hoặc nguyên tắc riêng quanh bàn ăn.


Chắc những ai đã sống hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Hàn Quốc đều quen thuộc với những câu nói mang tính chất “nghi lễ” trước và sau khi ăn của người Hàn là “잘 먹겠습니다” và “잘 먹었습니다”. Người Nhật Bản cũng sử dụng cách nói với nghĩa tương tự như tiếng Hàn với câu: “戴きます” (이타다키마스) trước khi ăn và câu “ごちそうさまでした” (고치소사마 데시타) – được dùng khi bữa ăn kết thúc. Câu “잘 먹겠습니다” dịch sát nghĩa sang tiếng Việt có nghĩa là “Tôi sẽ ăn ngon”. Câu này được dùng thay cho lời mời “Con/cháu mời ông bà/bố mẹ/chú bác…ăn cơm” mà người Việt hay dùng. Câu “잘 먹었습니다” (Tôi đã ăn rất ngon) được dùng tương tự với câu thông báo “Con/ cháu đã ăn xong rồi ạ!” trong tiếng Việt. Khi dùng bữa với tư cách là khách mời, người Hàn còn sử dụng thêm câu cảm ơn: “감사합니다. 오늘 정말 잘 먹었습니다” (Xin cảm ơn. Hôm nay tôi đã ăn rất ngon) hoặc khen tài nấu ăn của chủ nhà như: “요리솜씨가 좋으시네요”/ “요리솜씨가 대단하시네요” (Bạn/chị/ cô…nấu ăn ngon quá!).


Trẻ em Hàn Quốc từ khi còn rất nhỏ đã được giáo dục cách cảm ơn, cách hành xử trong bữa ăn nhất là khi dùng bữa với người lớn tuổi. Trong gia đình Hàn Quốc chỉ sau khi người lớn tuổi nhất cầm đũa lên thì các thành viên còn lại trong gia đình mới được bắt đầu bữa ăn. Trong xã hội cũng vậy, người lớn tuổi hoặc có vị trí cao nhất trong mỗi tập thể, cơ quan… đều là người chủ trì bữa ăn. Đây là những qui tắc “bất di bất dịch” luôn được chú ý trong một xã hội hiện đại nhưng vẫn luôn có ý thức duy trì tính “tôn ti trật tự”. Tuy nhiên, những lời nói “잘 먹겠습니다” và “잘 먹었습니다” không chỉ đơn thuần là những “công thức” và những “qui tắc” đương nhiên, bắt buộc được học thuộc và truyền đạt lại.


Thế hệ trẻ ngày này thật khó có thể tưởng tượng ra, nhưng thật sự trong những năm tháng dưới ách thống trị của Nhật Bản, trong suốt thời gian nội chiến với Triều Tiên, nỗi ám ảnh của mỗi người Hàn Quốc không phải là “Hôm nay ăn gì?” mà “Hôm nay liệu có được no bụng hay không?”. Chỉ cần hỏi chuyện những bậc trung niên người Hàn Quốc về cuộc sống cách đây 30 năm, ta có thể dễ dàng được chia sẻ những kỉ niệm về những bữa cơm đạm bạc, những bát cơm độn, thậm chí ăn cả thứ “gạo vàng” cứu trợ được nhập từ Việt Nam. Thế nhưng, chỉ bấy nhiêu thôi cũng khiến họ như ngồi trước một mâm cỗ và vui sướng nói thật lớn “잘 먹겠습니다”, khi ăn xong cũng không quên câu “잘 먹었습니다”.


Với người Hàn Quốc, những lời nói trên không đơn thuần là qui tắc mà còn hàm chứa sự biết ơn cuộc sống no đủ, thể hiện sự thấu hiểu, tri ân với nỗi vất vả của người chuẩn bị bữa ăn. Cũng giống như những người theo đạo, cầu nguyện trước khi ăn cũng là một thủ tục không thể thiếu. Những người theo đạo Thiên Chúa cầu nguyện bởi với họ, được có một bữa ăn là do ơn phước của Chúa trời, cầu nguyện là để cám ơn Chúa đã cho mình điều ấy. Với những tín đồ của đạo Phật, trước bữa ăn họ luôn tâm niệm những điều như:

- Kinh nghiệm học tiếng Hàn.http://hoctienghanquoc.org/tin-tuc/Kinh-Nghiem-Hoc/#.VqmMkk-M90w.
1. Thức ăn này là tặng phẩm của đất trời và công phu lao tác.
2. Xin nguyện sống xứng đáng để thọ nhận thức ăn này.
3. Xin ăn với thái độ khiêm nhường và lòng biết ơn.
4. Chỉ xin ăn những thức ăn có tính chất nuôi dưỡng và ngăn ngừa bệnh tật.
5. Vì muốn thành tựu đạo nghiệp nên thọ nhận thức ăn này.
(Bài cầu nguyện của sư Thích Nhất Hạnh)


Ngoài ra, có một số chú ý như trong phạm vi gia đình hoặc trường hợp đến dự bữa cơm với tư cách khách mời ta có thể sử dụng “thoải mái” hai câu “잘 먹겠습니다” và “잘 먹었습니다”. Nhưng khi đi ăn chung tại nhà hàng với bạn bè mà chưa rõ ràng trong việc ai sẽ là người chủ “chi” thì việc nói câu “잘 먹겠습니다” đôi khi sẽ là thất lễ. Bởi nếu dùng “잘 먹겠습니다” thì người nói đã tự mặc nhiên cho mình có quyền được “miễn trả tiền” cho bữa ăn. Vì thế, trong trường hợp này, để bầu không khí trở nên thoải mái, linh hoạt, ta chỉ cần sử dụng câu “잘 먹었습니다” vào cuối bữa ăn.


Trong quan niệm về việc mời ăn uống giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng có điểm khác biệt rất thú vị. Đối với người Việt, chỉ khi đã quen biết, thân thiết ở một mức độ nhất định mới có thể mời nhau cùng dùng bữa. Nhưng ở Hàn Quốc, nhiều khi mới chỉ gặp nhau lần đầu tiên người ta cũng có thể dễ dàng nói câu “밥 한 번 먹자” (Bao giờ cùng đi ăn nhé!) hoặc “밥 한 번 살게” (Để tôi mời bạn một bữa). Khi ta giúp đỡ người Hàn một việc gì đó, thay vì câu cảm ơn họ cũng hay sử dụng câu “다음에 맛있는 거 사줄게요” (Lần sau tôi sẽ mua đồ ăn ngon cho bạn nhé!).


Thật ra, những “lời hứa” này nhiều khi sẽ được người nói thực hiện (khi có dịp hoặc với những mối quan hệ lâu dài, thực sự) nhưng cũng không hiếm trường hợp trở thành lời nói cửa miệng, “đãi bôi”. Trong những trường hợp “chờ đợi” mãi mà không thấy chủ nhân thực hiện “lời hứa” các bạn cũng đừng tỏ ra ngạc nhiên hoặc thất vọng mà hãy hiểu đó là một lời chào, một cách thể hiện thiện chí của những người bạn Hàn Quốc nhé!
- Nguồn tham khảo : http://hoctienghanquoc.org
- Mọi thông tin chi tiết mời các bạn liên hệ:
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Địa chỉ: Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: nhatngusofl@gmail.com
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét