Truyện ngụ ngôn Hàn Quốc : Rùa và thỏ

1. Xuất xứ câu chuyện
Mục Kim Dũ Tín liệt truyện trong Tam quốc sử ký[1] có ghi chép một sự kiện trong thời kỳ tam quốc phân tranh: Vào năm thứ 11 đời vua SeonDeok (Thiện Đức) của Shilla (tức năm 643), Pekchê điều quân chuẩn bị tấn công Shilla. Vua Shilla họp quần thần tìm cách chống trả, quan đại thần Kim Chun Chu (Kim Xuân Thu) bày kế sách liên kết với Koguryeo. Koguryeo là một quốc gia hùng mạnh ở phía Bắc bán đảo Hàn, nay nhân chuyện đó muốn lấy một phần đất đai của Shilla. Khi Kim Chun Chu sang sứ Koguryeo, vua Koguryeo mới hứa sẽ liên minh với Shilla chống lại Pekche nhưng bắt ép Kim Chun Chu phải đồng ý cắt một phần lãnh thổ Shilla nhập vào Koguryeo. Kim Chun Chu một mực từ chối điều kiện của Kogureo nên bị tống vào ngục chờ ngày xử trảm. Kim Chun Chu cho người đem ba trăm tấm vải đẹp đến hối lộ viên quan cận thần của vua Koguryeo là Seon Do He (Tiên Đạo Giải) nhằm tìm kế thoát thân. Seon Do He mời Kim Chun Chu cùng uống rượu và nói: “Ông đã từng nghe câu chuyện rùa và thỏ chưa?”. Tiếp sau, ông ta kể câu chuyện đó cho Kim Chun Chu nghe để tự Kim Chun Chu suy ngẫm và tìm kế thoát thân…

- Khai giảng lớp tiếng Hàn klpt.http://tienghancoban.edu.vn/khai-giang-lop-tieng-han-klpt-thang-12.html.
2. Nội dung câu chuyện
Xưa kia, ở ngoài biển Đông, cô con gái của Long vương mắc tâm bệnh. Thày thuốc khám bệnh, nói: “Phải kiếm được gan của con thỏ để làm thuốc thì mới chữa khỏi bệnh”. Nhưng khốn nỗi ở biển Đông làm gì có thỏ, biết tính làm sao! Có một con rùa thưa với Long vương: “Thần có thể bắt được thỏ”. Thế rồi rùa bơi vào đất liền, trông thấy con thỏ, bèn nói với thỏ: “Ngoài biển có một hòn đảo, ở đó có dòng suối trong xanh, có tảng đá trắng, cây cối tốt tươi, hoa quả thơm ngon, thời tiết mát mẻ, không rét buốt mà chẳng nắng gắt, không có mãnh thú nào sát hại anh. Nếu như anh tới được đó sinh sống thì không phải lo sợ gì mà lại sung sướng”. Thế rồi rùa cõng thỏ trên lưng bơi ra biển. Bơi được khoảng hai ba hải lý, rùa ngoái cổ nói với thỏ: “Hiện tại, con gái của Long vương mắc bệnh, cần phải có gan thỏ làm thuốc, nên tôi mới không quản ngại vất vả cõng anh tới”. Thỏ nghe nói vậy bèn nói: “À, hóa ra là vậy! Tôi là hậu duệ của thần linh, có thể moi nội tạng của mình ra, rửa sạch rồi lại cho vào. Ban nãy, tôi chợt thấy trong lòng nóng như lửa đốt bèn lấy gan ra rửa cho mát, tạm để ở dưới tảng đá. Tôi nghe lời ngon ngọt của anh nên vội vã đi, bỏ quên gan ở đó. Cớ sao chúng ta không quay lại chỗ đó để lấy gan? Nếu làm như vậy thì anh lấy được thứ anh cần; còn tôi tuy không có gan vẫn có thể sống được, chẳng phải là vẹn cả đôi đường sao!” Rùa tin theo lời thỏ, cõng thỏ bơi trở lại đất liền. Con thỏ nhảy lên bờ, trốn thoát và trong lùm cây nói với rùa: “Anh rùa ngốc nghếch ơi! chẳng lẽ không có gan mà sống được sao?” Con rùa ngẩn ra không nói được lời nào, bèn một mình quay về biển.
3. Ngụ ý của câu chuyện
Kim Chun Chu nghe xong câu chuyện, hiểu được ngụ ý bèn thảo một bức thư gửi lên nhà vua Koguryeo, nhận lời rằng sau khi về nước sẽ cắt một phần đất đai của Shilla cho Koguryeo. Quốc vương Koguryeo tin là thật bèn sai quân đưa tiễn Kim Chun Chu một cách trọng thị. Khi tới cửa khẩu biên giới hai nước, Kim Chun Chu nói với viên quan đưa tiễn rằng: “Ta đến Koguryeo để tìm cách liên kết hai bên, xin quân cứu viện, đại vương của các ông chưa đồng ý mà đã ép buộc chúng tôi cắt một phần đất đai cho các ông. Việc cắt một phần đất đai của một quốc gia cho nước khác không thể chỉ một mình tôi nhận lời là được. Bức thư mà tôi viết gửi cho quốc vương của các ông chẳng qua cốt để cứu tính mạng của tôi mà thôi”.

- Lớp học tiếng Hàn tại Hà Nội.http://tienghancoban.edu.vn/lich-khai-giang-lop-tieng-han/.
Mục Kim Dũ Tín truyện trong Tam quốc sử ký còn chép thêm rằng, sau khi Kim Chun Chu thoát nạn trở về Shilla thì nhà vua Koguryeo nổi giận, định đem quân tấn công Shilla, song thấy vua Shilla đã có phòng bị vững chắc nên đành hủy bỏ ý đồ xâm chiếm. Mười một năm sau, Kim Chun Chu lên ngôi quốc vương, là đời vua thứ 29 triều đại Shilla. Sau đó, ông đã thực hiện tốt việc liên minh với nhà Đường Trung Quốc, tiêu diệt Koguryeo và PecChê, thống nhất toàn bộ bán đảo lập nên vương triều Shilla thống nhất.
Như vậy, đọc câu chuyện trên cũng như xem xét cách thoát hiểm của Kim Chun Chu, chúng ta hiểu rõ rằng, ngụ ý thiết thực nhất, cụ thể nhất là bày cách thoát thân cho người gặp nạn. Lẽ dĩ nhiên, một người có tài năng xuất chúng như Kim Chun Chu hiểu thấu đáo ngụ ý của câu chuyện và đã tương kế tựu kế, không những bảo toàn được tính mạng mà còn giữ được thể diện quốc gia, một trọng trách của sứ giả.
Hơn thế, ngụ ý sâu xa của câu chuyện là: để đối phó với kẻ thù lớn có nhiều mưu ma chước quỷ cần phải bình tĩnh suy xét vấn đề, khéo léo tìm ra kế sách nhằm bảo toàn sinh mạng cá nhân cũng như quyền lợi quốc gia. Mặt khác, câu chuyện cũng nói lên một đạo lý rằng, những kẻ có dã tâm thì kết cục phải hứng chịu hậu quả.
Rùa và thỏ là câu chuyện ngụ ngôn cổ nhất của Hàn Quốc được ghi trong thư tịch. Qua đây, các nhà nghiên cứu có thể khám phá ra nhiều điều thú vị thông qua các góc nhìn khác nhau theo các chuyên ngành như văn bản học, văn học, lịch sử, tư tưởng…
- Nguồn tham khảo : http://tienghancoban.edu.vn
- Mọi thông tin chi tiết mời các bạn liên hệ:
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Địa chỉ: Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: nhatngusofl@gmail.com
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét