Văn hóa Hàn Quốc - Tổng quan về Mỹ Thuật

Biểu tượng được biết đến từ xa xa của điêu khắc Hàn Quốc là nghệ thuật chạm khắc đá trên những vách đá ở hai bên bờ sông Bangudae tại Ulsan. Ở các miền khác của đất nước, người ta đã khai quật được những bức tượng nhỏ bằng đất sét, xương và đá của người và động vật. Tại những làng mạc của Thời kỳ đồ đá mới, các đồ gốm hình lỗ tổ ong là hình thức nghệ thuật chủ yếu của thời kỳ này. Với sự xuất hiện của nông nghiệp, những kiểu dáng cong đã thay thế loại hình tổ ong. 

- Dạy tiếng Hàn Quốc giao tiếp.http://lophoctienghan.edu.vn/lop-tieng-han-tai-ha-noi/.
Người ta đã tìm thấy trên khắp đất nước Hàn Quốc một ít mẫu vật từ thời tiền sử. Căn cứ vào hình dáng trừu tượng của những mẫu vật này, người ta cho là chúng được tạo ra vì mục đích tôn giáo. Rất nhiều sản phẩm bằng đồng đa được sản xuất, nhưng truyền thống của Thời kỳ đồ đá mới vẫn kéo dài và nghệ thuật của thời kỳ này tiếp tục gắn liền với tôn giáo. 


Trong suốt thời kỳ Ba vương quốc, khi một trật tự xã hội kiểu mới đang được hình thành, nghệ thuật của Hàn Quốc mang tính đơn giản và khỏe khoắn. Tuy nhiên, sự phát triển của Phật giáo đã làm phong phú hơn về nội dung lẫn kỹ thuật của nghệ thuật thời kỳ bấy giờ. Cả ba vương quốc đều nhiệt tình ủng hộ tôn giáo và các sản phẩm điêu khắc các thời kỳ Goguryeo (37 tr.CN - 668 s.CN), Baekje (18 tr.CN - 660 s.CN) và Silla (57 tr.CN- 935 s.CN) đều mang các hình ảnh đức Phật.


Những tác phẩm hàng đầu gồm có tượng Tathagata Buddha trong tư thế đứng được mạ đồng và tượng Maitreya cũng được mạ đồng trong tư thế nửa ngồi, cả hai đều đang nở những nụ cười hiền từ. Các tượng Baekje, trong đó có tượng Phật bằng đá trên một vách đá tại Seosan, thể hiện những đường nét và nụ cười thanh nhã trên khuôn mặt những yếu tố điển hình của nghệ thuật thời kỳ Baekje. Mặc dù nghệ thuật của thời Silla thống nhất cho thấy những kỹ thuật mang tính hiện thực, nó vẫn tìm kiếm sự hài hòa xã hội và chính trị. Trong giai đoạn này, nghệ thuật thủ công kim loại đã tạo nên một trạng thái tinh tế. Từ những ngôi mộ lớn của tầng lớp quý tộc Silla, các nhà khảo cổ đã khám phá ra những bộ sưu tập phong phú những đồ trang sức bằng vàng của vua và hoàng hậu, trong đó có vương miện, vòng đeo tai, vòng cổ và thắt lưng. 


Những đường nét khắc trổ dài, hẹp, đều nét và sự phối hợp hài hòa đã làm tăng vẻ đẹp chiếc vương miện được trang điểm bằng hình cây thẳng đứng. Những đồ trang kim bằng vàng và những hạt ngọc bích hình dấu phẩy gắn bằng những dây kim loại nhỏ được dùng để trang hoàng những dây tòn ten. Những chiếc khuyên tai được chạm vàng bạc một cách tinh tế và có dạng hột. 


Các nghệ nhân thời kỳ Silla cũng nổi trội trong việc sản xuất những chiếc chuông chùa. Những chiếc chuông đồng nổi tiếng do thiết kế thanh nhã, âm thanh vang xa và kích cỡ to lớn. 


Chiếc chuông thiêng cuối thế kỷ thứ 8 của vua Seongdeok, hay còn được nhiều người biết đến như Emille, là chuông lớn nhất trong số các chuông chùa còn tồn tại hiện nay ở Hàn Quốc. Chuông được trang trí với những phần chạm khắc tinh xảo hình hoa sen, hoa, ngọn lửa và các thiên nữ. 


Người ta có thể đánh giá một cách tốt nhất nghệ thuật của thời kỳ Goryeo (918-1392) bằng các đồ sứ men ngọc bích với màu sắc rất đẹp, đặc biệt màu xanh ngọc bích, với hàng loạt các sản phẩm khác nhau, trong đó có bình, lọ rượu, đĩa, tách, lư hương và những lọ hoa với những trang trí tinh tế được khắc, đắp nổi hoặc dát. Những tác phẩm men ngọc bích này được sản xuất trong thế kỷ 12 và 13 với mục đích rõ ràng là trưng bày chứ không phải sử dụng. Có thể nói đồ gồm men ngọc bích này thể hiện khát vọng về một thế giới tâm linh vượt lên trên khỏi cuộc sống trần tục. 


Các kỹ thuật của đồ gồm men ngọc bích này được truyền sang Goryeo từ đời Tống của Trung Quốc (960-1279), nhưng những ảnh hưởng của Trung Quốc đã hầu như mất đi vào nửa đầu của thế kỷ 12 khi người Hàn Quốc phát huy mạnh mẽ tinh thần sáng tạo của mình. Kỹ thuật dát, được các thợ gốm sáng tạo nên, bao gồm việc chạm các hình trang trí vào đất sét rồi đổ khuôn với nước áo tráng ngoài màu trắng hay đen.


Phần nước áo tráng thừa được cạo bỏ trước khi cho vào nung. Những trang trí này, được thực hiện một cách đơn giản và có chừng mực ở giai đoạn đầu (của nghề gốm), tạo nên một vẻ đẹp tinh tế và cao quý cho những lọ gốm men ngọc bích. Đến cuối thế kỷ 13, các thợ gốm đã sử dụng quá mức cách trang trí này và sự khéo léo vì thế đã giảm đi. 


Sau thời kỳ xâm lược của Mông Cổ, những kiểu mẫu dát trở nên thô kệch. Kỹ thuật làm gốm men ngọc bích đã biến mất vào thế kỷ 14, những nghệ sĩ thời nay đã phục hồi lại. Ngày nay, có rất nhiều người đã cống hiến cả cuộc đời và sức lực của họ nhằm phục hồi cheongja - gốm màu xanh ngọc bích của Goryeo. Gốm ngọc bích tiêu biểu cho thời kỳ Goryeo cũng như gốm trắng đối với thời kỳ Joseon. Các nghệ sĩ gốm của thời kỳ Joseon thoạt đầu sáng tạo ra buncheong, một loại đồ đá màu xám với nước áo màu trắng và nước men màu xanh xám, nhưng cùng với thời gian, họ cũng đã phát triển loại này thành loại sứ trắng.


Ảnh hưởng xã hội bao trùm của thời kỳ Joseon là đạo Khổng. Sự thay đổi từ thời đại Goryeo với phong thái ung dung của tầng lớp quý tộc sang lý tưởng xã hội mang tính chất thực dụng của đạo Khổng đã được phản ánh vào nghệ thuật gốm của thời kỳ này. 


Người ta chọn gốm trắng để thể hiện những đường nét giản dị trên những hình dáng cong của đồ gốm Goryeo. Trong suốt thời kỳ Joseon, chính phủ điều khiển các lò gốm và sản xuất ra gốm trắng cùng với gốm men ngọc bích xanh dát các hình trang trí. 


Gốm trắng với lớp nền tráng men màu xanh thường được trang trí bằng các kiểu mẫu của Sagunja (bốn loại cây tượng trưng cho tiết hạnh được ưa chuộng vì là biểu tượng của nghệ thuật truyền thống), ngoài ra có hoa mận, phong lan, hoa cúc, cây tre và hoa sen, các kiểu dáng kỳ lạ và cỏ thu. Các nghệ nhân gốm ngày nay đang tích cực nghiên cứu và phục hồi đồ gốm thời kỳ Joseon. 



- Tiếng Hàn Nhập môn.http://lophoctienghan.edu.vn/lop-hoc-tieng-han-o-dau-hay-nhat.html.
Người ta có thể nhìn thấy những nỗ lực của các nghệ nhân gốm phục hồi nghệ thuật này những ngày đã qua ở Incheon, một thành phố nhỏ cáchSeoul một giờ ô tô. 


Kiểu mẫu kiến trúc của Hàn Quốc có thể chia ra làm hai phong cách chính căn cứ vào cấu trúc. Đối với kiến trúc được dùng trong các cung đình và điện thờ, các kiến trúc sư Hàn Quốc cổ dùng hệ thống công xon, còn nhà ở của những người dân thường lợp mái rạ và ondol - sàn được sưởi nóng. Tầng lớp thượng lưu thường xây nhà lớn, mái lợp ngói có những nét cong uyển chuyển và nổi bật với những mái chìa hơi cao hơn một chút. 


Thời kỳ này, các kiến trúc sư bận tâm với việc làm thế nào để hài hoà giữa kết cấu của công trình với quang cảnh tự nhiên xung quanh. Trong số các kiểu dáng kiến trúc cổ đại, cấu trúc Muryangsujeon (Sảnh của cuộc sống vĩnh hằng) bằng gỗ của thời Goryeo vẫn còn ở đền Buseoksa thuộc khu vực Yeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do. Người ta cho là sảnh này được xây dựng ở thế kỷ 13.


Kiến trúc phương Tây du nhập vào Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 khi các kiến trúc sư và kỹ sư người nước ngoài xây nhà thờ và văn phòng cho các tòa công sứ nước ngoài. 


Từ những năm 1960, trong công cuộc công nghiệp hóa và thành thị hóa Hàn Quốc, Chính phủ đã đẩy mạnh việc quy hoạch phát triển do đó một số các tòa nhà cổ, đẹp đã bị phá dỡ để thay bằng những công trình kiến trúc mới. 


Người ta đã thảo luận nhiều về vấn đề này trong những năm gần đây khi ý niệm đã được khẳng định giá trị qua thời gian về những tòa nhà hòa hợp với thiên nhiên đang được phục hồi.


Văn học


Văn học Hàn Quốc được chia theo thứ tự thời gian thành thời kỳ văn học cổ điển và văn học hiện đại. Văn học cổ điển của Hàn Quốc phát triển trên bối cảnh tín ngưỡng dân gian của người Hàn Quốc, nó cũng chịu ảnh hưởng của đạo Lão, đạo Khổng và Phật giáo. Trong số các đạo này, đạo Phật có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo là ảnh hưởng lớn của đạo Khổng trong thời kỳ Joseon.


Mặt khác, văn học hiện đại của Hàn Quốc phát triển từ những mối giao lưu với văn hóa phương Tây, tiếp theo quá trình hiện đại hóa. Không chỉ có tư tưởng của Thiên chúa giáo mà nhiều khuynh hướng và ảnh hưởng nghệ thuật khác nhau đã được du nhập từ phương Tây. Sau khi "Một nền giáo dục mới" và "Phong trào ngôn ngữ và văn học quốc gia" phát triển, hệ thống chữ viết Trung Quốc, tiêu biểu theo truyền thống cho nền văn hóa của giai cấp thống trị đã mất đi chức năng văn hóa - xã hội mà nó vẫn có từ trước. 


Thơ ca Hyangga của thời kỳ Silla là dấu hiệu sự khởi đầu của một thể thơ độc đáo của văn học Hàn Quốc. Hyangga được ghi chép bằng chữ hyangchal, trong đó chữ Hàn được viết bằng các "âm" (eum) và "nghĩa" (hun) của Hán tự. Mười bốn bài thơ theo phong cách hyangga của thời kỳ Silla đã được lưu giữ trong Samgungnyusa (Tam quốc lưu sử). 


Đặc điểm của văn học thời kỳ Goryeo là sử dụng ngày càng nhiều Hán tự; Hyangga biến mất và Goryeogayo (các bài ca của thời kỳ Goryeo) xuất hiện và được lưu truyền như một phong cách văn học truyền miệng tới thời kỳ Joseon. 


Việc sáng tạo bảng chữ cái tiếng Hàn - hangeul vào đầu thời kỳ Joseon là một bước ngoặt lớn trong lịch sử văn học Hàn Quốc. Akjang (bản dàn bè nhạc) được viết bằng chữ Hàn, chẳng hạn tập Yongbieocheonga (Những bài hát về những con rồng bay qua thiên Đường). 


Sijo (những điệu hát hiện hành) tiêu biểu cho thơ ca thời kỳ Joseon. Thể thơ này được hình thành vào cuối thời kỳ Goryeo, nhưng nó phát triển mạnh dưới hệ tư tưởng chủ đạo mới của thời Joseon thành bài ca Đạo tân Khổng. Là một thể khác của thơ ca thời kỳ Joseon, gasa được xếp hạng thích đáng vào phạm trù thơ, nhưng nội dung của nó không giới hạn trong sự thể hiện tình cảm cá nhân. Nó thường chứa đựng những lời răn bảo về đạo đức. 


Cùng với thời gian, bảng chữ cái tiếng Hàn, Hangeul, được sử dụng rộng rãi trong xã hội Hàn Quốc và góp phần chủ yếu vào sự lớn mạnh và phát triển của việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Hàn Quốc. 


Văn học hiện đại Hàn Quốc hình thành trên bối cảnh của một xã hội phong kiến suy tàn thời kỳ Joseon và sự du nhập của những ý tưởng mới mẻ từ phương Tây. 


Là một trong những phong cách của văn học hiện đại Hàn Quốc, changga (loại hình bài ca mới) và sinchesi (phong cách thơ ca mới) được công nhận là một trong những phong cách thơ mới. 
- Nguồn tham khảo : http://lophoctienghan.edu.vn
- Mọi thông tin chi tiết mời các bạn liên hệ:
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Địa chỉ: Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: nhatngusofl@gmail.com
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét